Chương trình đào tạo

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  –  Tự do  –  Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số 322/QĐ–ĐHKTYDĐN ngày 19 tháng 06 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng)

1. Thông tin chung chương trình đào tạo

1. Tên chương trình đào tạo

(Name of Program)

 Điều dưỡng đa khoa (Nursing)
2. Trình độ đào tạo (Level) Đại học (Undergraduate)
3. Mã ngành đào tạo (Code)  – Ngành Điều dưỡng: 7720301

– Chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa: 7720301A

4. Đối tượng tuyển sinh

(Enrolment)

Công dân tốt nghiệp THPT và đạt tiêu chuẩn tuyển sinh đầu vào theo quy định của Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng (as Enrolment criteria of school)
5. Thời gian đào tạo

(Duration)

4 năm (4 years)
6. Cơ sở đào tạo (Institute) Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng

(DaNang University of Medical Technology and Pharmacy)

7. Loại hình đào tạo (Type) Chính quy (Official)
8. Ngôn ngữ đào tạo (Language) Tiếng Việt (Vietnamese)
9. Tổng số tín chỉ (Credits): 129 tín chỉ (credits)

(không tính Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh)

10. Danh hiệu tốt nghiệp (Degree) Cử nhân Điều dưỡng đa khoa

(Bachelor of General Nursing)

11. Thời điểm ban hành 2013
12. Thời điểm cải tiến, chỉnh sửa 2015, 2018, 2020

2. Triết lý giáo dục

Đào tạo dựa trên năng lực, chuyên nghiệp, hội nhập.

3. Sứ mạng – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi

3.1. Sứ mạng

Đóng góp vào sự phát triển ngành Điều dưỡng Việt Nam thông qua công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và ứng dụng hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

3.2. Tầm nhìn

Đến năm 2045, là một trong những đơn vị dẫn đầu trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học điều dưỡng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên và Việt Nam.

3.3. Giá trị cốt lõi

4. Mục tiêu chương trình đào tạo (MTCt – Program Objectives POb)

4.1. Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng đa khoa có y đức và tinh thần phục vụ nhân dân, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành ở trình độ đại học; có lối sống tích cực, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học liên tục và suốt đời, nghiên cứu khoa học nhằm phát triển chuyên môn và năng lực tổng thể của bản thân và đồng nghiệp; đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

4.2. Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức

MtCt1: Vận dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

MtCt2: Vận dụng kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để nhận định, phân tích, đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và xác định nhu cầu chăm sóc của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

MtCt3: Áp dụng các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành và bằng chứng khoa học để lựa chọn các biện pháp can thiệp điều dưỡng thích hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và phòng ngừa sự cố y khoa.

Về kỹ năng

Kỹ năng cứng

MtCt4: Hành nghề theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và các hướng dẫn của hội nghề nghiệp.

MtCt5: Giao tiếp có hiệu quả trong quá trình chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng.

MtCt6: Nhận định toàn diện tình trạng sức khỏe và xác định nhu cầu chăm sóc của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

MtCt7: Ra quyết định chăm sóc phù hợp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

MtCt8: Tham gia chăm sóc; thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng và PHCN cơ bản đúng quy trình, thành thạo và đảm bảo an toàn.

MtCt9: Thiết lập môi trường chăm sóc an toàn và hiệu quả.

MtCt10: Theo dõi tiến triển, đánh giá kết quả và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc dựa vào tình trạng sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng.

MtCt11: Ghi chép hồ sơ điều dưỡng và báo cáo đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời; sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và lưu trữ hồ sơ.

MtCt12: Lập kế hoạch và thực hiện giáo dục sức khỏe có hiệu quả, phù hợp với tình trạng sức khỏe, văn hóa – xã hội và tín ngưỡng của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

MtCt13: Tổ chức, điều phối, phân công và ủy quyền cho các thành viên trong nhóm chăm sóc một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả.

MtCt14: Quản lý vật tư – trang thiết bị y tế bảo đảm an toàn, hiệu quả.

MtCt15: Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hành dựa vào bằng chứng để nâng cao chất lượng chăm sóc.

MtCt16: Thực hiện vai trò biện hộ cho NB để bảo đảm các quyền và lợi ích của NB.

Kỹ năng mềm

MtCt17: Có kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; năng lực phản biện.

MtCt18: Có năng lực tiếng Anh đạt bậc 3/6 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo Thông tư số 01/2014/TT – BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Tiếng Nhật trình độ N5.

MtCt19: Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT – BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Mức độ tự chủ và trách nhiệm

MtCt20: Chịu trách nhiệm cá nhân khi đưa ra các quyết định và can thiệp chăm sóc, chủ động báo cáo các hành vi vi phạm với cơ quan có thẩm quyền.

MtCt21: Tôn trọng vai trò và quan điểm của đồng nghiệp, thể hiện thái độ tích cực đối với các đề xuất, cải tiến để nâng cao chất lượng chăm sóc.

MtCt22: Tự cập nhật kiến thức và học tập liên tục, quảng bá hình ảnh của người điều dưỡng và nâng cao vai trò, vị thế của người điều dưỡng, ngành điều dưỡng trong ngành y tế và xã hội.

MtCt23: Hướng dẫn, hỗ trợ các đồng nghiệp, SV trong công tác chuyên môn.

5. Năng lực cần có của SV điều dưỡng

  1. Năng lực thực hành chăm sóc
  2. Năng lực tư duy phản biện
  3. Năng lực giao tiếp
  4. Năng lực tư vấn sức khỏe
  5. Năng lực nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
  6. Năng lực ra quyết định, giải quyết vấn đề
  7. Năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm
  8. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ
  9. Năng lực học tập suốt đời
  10. Năng lực quản lý

6. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (Program learning outcome  –  PLO)

Khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Điều dưỡng – chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa của Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng, SV tốt nghiệp có các năng lực:

CĐR 1. Tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chính sách của nhà nước liên quan đến y tế và cơ sở nơi làm việc; tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

CĐR 2. Giao tiếp hiệu quả, tôn trọng giá trị cá nhân, phù hợp với văn hóa – xã hội và tín ngưỡng.

CĐR 3. Áp dụng sự hiểu biết về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để phân tích và đánh giá tình trạng sức khỏe, xác định đúng nhu cầu chăm sóc của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

CĐR 4. Áp dụng quy trình điều dưỡng để dự phòng, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng đảm bảo liên tục, an toàn, hiệu quả.

CĐR 5. Tham gia xây dựng nội dung, chương trình và tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe; thực hiện và đánh giá hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng.

CĐR 6. Quản lý công tác chăm sóc, hồ sơ bệnh án, môi trường chăm sóc, thiết bị y tế và các nguồn lực khác đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả.

CĐR 7. Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hành dựa vào bằng chứng để cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc.

CĐR 8. Có năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin; học tập tích cực, liên tục để phát triển ngành nghề.

7. Cấu trúc của chương trình đào tạo
7.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu và thời gian đào tạo

 Khối lượng kiến thức tối thiểu: 129 tín chỉ (TC), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (3 TC) và Giáo dục Quốc phòng – An ninh (8 TC).

 – Thời gian đào tạo: 4 năm

7.2. Nội dung chương trình

TT

Tên module/học phần

Tổng số

tín chỉ

Module 0: Giáo dục đại cương  
1 Triết học Mác – Lênin

3

 
2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2

 
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

 
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

 
5 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

2

 
5 Tin học ứng dụng

2

 
6 Giáo dục thể chất

3*

 
7 Giáo dục quốc phòng – An ninh

8*

 
  Tổng (Module 0) (Không tính học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh)

13

 
Module 1: Từ phân tử đến tế bào  
8 Hóa học – Hóa sinh

3

 
9 Sinh học và Di truyền

2

 
10 Vật lý và Lý sinh

1

 
  Tổng (Module 1)

6

 
Module 2: Từ tế bào đến cơ quan  
11 Giải phẫu – Sinh lý – Sinh lý bệnh đại cương

2

 
12 Tiếng Anh I: Tiếng Anh ngành y

3

 
13 Vi sinh vật – Ký sinh trùng

2

 
  Tổng (Module 2)

7

 
Module 3: Quá trình phục hồi của người bệnh    
14 Dinh dưỡng – Tiết chế

2

 
15 Dược lý đại cương

1

 
  Tổng (Module 3)

3

 
Module 4: Giới thiệu hệ thống y tế và ngành y tế  
16 Định hướng ngành và học thuyết Điều dưỡng

1

 
17 Điều dưỡng cơ sở I

3

 
18 Pháp luật đại cương – Pháp luật và Tổ chức y tế

2

 
  Tổng (Module 4)

6

 
Module 5: Con người và Điều dưỡng  
19 (Module 5a) Đánh giá thể chất

2

 
20 (Module 5a) Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành Điều dưỡng

2

 
21 (Module 5b) Điều dưỡng cơ sở II

3

 
22 (Module 5b) Thực hành bệnh viện Điều dưỡng cơ sở

2

 
  Tổng (Module 5)

9

 
Module 6: Giao tiếp và Giáo dục sức khỏe  
23 (Module 6a) Tâm lý y học – Đạo đức nghề nghiệp

1

 
24 (Module 6a) Kỹ năng giao tiếp trong thực hành Điều dưỡng

2

 
25 (Module 6a) Giáo dục sức khỏe trong thực hành Điều dưỡng

2

 
26 (Module 6b) Tiếng Anh II: Tiếng Anh chuyên ngành

3

 
  Tổng (Module 6)

8

 
Module 7: Phát triển chuyên môn và môi trường sức khỏe  
27 (Module 7a) Thống kê ứng dụng trong y học

1

 
28 (Module 7a) Dịch tễ học

2

 
29 (Module 7b) Lãnh đạo và quản lý Điều dưỡng

2

 
30 (Module 7b) Nghiên cứu Điều dưỡng và thực hành dựa trên chứng cứ

3

 
  Tổng (Module 7)

8

 
Module 8: Chăm sóc sức khỏe nội – ngoại 1: hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu  
31 Giải phẫu – Sinh lý – Sinh lý bệnh I

3

 
32 Dược lâm sàng I

1

 
33 Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội ngoại khoa I

5

 
34 Thực tập lâm sàng CSSK người lớn bệnh nội khoa I

3

 
35 Thực tập lâm sàng CSSK người lớn bệnh ngoại khoa I

3

 
  Tổng (Module 8)

15

Module 9: Chăm sóc sức khỏe nội – ngoại 2: nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp  
36 Giải phẫu – Sinh lý – Sinh lý bệnh II

2

 
37 Dược lâm sàng II

1

 
38 Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội ngoại khoa II

4

 
39 Thực tập lâm sàng CSSK người lớn bệnh nội khoa II

3

 
40 Thực tập lâm sàng CSSK người lớn bệnh ngoại khoa II

3

 
  Tổng (Module 9)

13

 
Module 10: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, gia đình và cộng đồng  
41 Chăm sóc sức khỏe gia đình và cộng đồng

3

 
42 Chăm sóc sức khỏe trẻ em

5

 
43 Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh

4

 
  Tổng (Module 10)

12

 
Module 11: Chăm sóc sức khỏe trong thảm họa, dịch bệnh  
44 (Module 11a) Sơ cấp cứu ban đầu và cấp cứu thảm họa

2

 
45 (Module 11b) Chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm

3

 
  Tổng (Module 11)

5

 
Module 12: Học phần bổ trợ (có 03 nhóm): SV chọn 1 trong 3 nhóm  
Nhóm 1  
46 CSSK người bệnh cấp cứu và hồi sức tích cực

3

 
47 CSSK người cao tuổi

3

 
48 CSSK người bệnh cần PHCN và YHCT

3

 
49 CSSK trẻ sơ sinh bệnh lý

3

 
Nhóm 2  
46 CSSK người bệnh cấp cứu và hồi sức tích cực

3

 
47 CSSK người cao tuổi

3

 
48 CSSK người bệnh cần PHCN và YHCT

3

 
49 CSSK giảm nhẹ

3

 
Nhóm 3  
46 CSSK người bệnh cấp cứu và hồi sức tích cực

3

 
47 CSSK người cao tuổi

3

 
48 CSSK người bệnh cần PHCN và YHCT

3

 
49 CSSK người bệnh ung thư

3

 
  Tổng (Module 12)

12

Module 13: Thực tập nghề nghiệp
50 Thực tập nghề nghiệp

4

 
  Tổng (Module 13)

4

 
Module 14: Khóa luận tốt nghiệp/học phần tương đương  
51 Khóa luận tốt nghiệp

8

 
  Tổng

8

 
  Học phần tương đương Khóa luận tốt nghiệp    
  * Chuyên khoa hệ Nội (Lao, Da liễu, Tâm thần)

4

 
  * Chuyên khoa hệ Ngoại (Răng Hàm Mặt, Mắt, Tai Mũi Họng)

4

 
  Tổng

8

 
  Tổng cộng

129

 

8. Hướng dẫn thực hiện

CTĐT Điều dưỡng đa khoa trình độ đại học dựa trên chuẩn năng lực theo hướng tích hợp do Trường Đại học Kỹ thuật Y–Dược Đà Nẵng xây dựng  thực hiện cho các khóa đào tạo được tuyển sinh từ năm 2018.

Chương trình gồm 129 tín chỉ, được tổ chức giảng dạy theo các module. Trên cơ sở chương trình khung đã được ban hành, các khoa/bộ môn tổ chức xây dựng chương trình chi tiết, Hiệu trưởng nhà trường ký phê duyệt CTĐT chi tiết.

Các khoa/bộ môn tổ chức giảng dạy phải đảm bảo đủ khối lượng kiến thức tối thiểu đã quy định trong chương trình khung và đáp ứng đúng mục tiêu đào tạo, CĐR với chất lượng và hiệu quả cao.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, các khoa/bộ môn phối hợp với phòng Đào tạo đại học chủ động bố trí và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy các module, môn học/học phần giữa các học kỳ trong toàn khoá học nhưng phải đảm bảo tính lôgic và hệ thống khối kiến thức trong chương trình, tuân thủ các điều kiện tiên quyết của từng module, môn học/học phần và các quy định hiện hành có liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *